Giải bài 24.16, 24.17, 24.18, 24.19 trang 34 sách bài tập hóa học 8
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (ở đktc), sản phẩm thu được là chất rắn, màu trắng. Nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng chất rắn thu được là bao nhiêu ?
Bài 24.16 Trang 34 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Cho 3,36 lít oxi (ở đktc) phản ứng hoàn toàn với một kim loại hoá trị III thu được 10,2 g oxit. Xác định tên kim loại.
Giải
Gọi R là kí hiệu và nguyên tử khối của kim loại hóa trị III .
({n_{{O_2}}} = {{3,36} over {22,4}} = 0,15(mol))
Phương trình hóa học của phảnứng ;
(4R + 3{O_2} to 2{R_2}{O_3})
3 mol (4R + 6 x 16) g
0,15mol 10,2 g
Theo phương trình hóa học trên, ta có :
0,15 x (4R + 6 x 16)= 10,2 x 3
0,6R + 14,4 = 30,6
R=27 (Al)
Bài 24.17 Trang 34 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Để đốt cháy 1 mol chất X cần 6,5 mol O2, thu được 4 mol khí cacbonic và 5 mol nước. Xác định công thức phân tử của X.
Giải
Theođềbài ta có phương trình hóa học :
(X + 6,5{O_2} to 4C{O_2} + 5{H_2}O)
Theođịnh luật bảo toàn khối lượng thì 1 mol chất X phải có 4 mol C, 10 mol H và không chứaoxi (vìở vế phải và trái số mol nguyên tửoxi bằng nhau). Vậy công thức phân tử của X là ({C_4}{H_{10}})
Bài 24.18 Trang 34 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (ở đktc), sản phẩm thu được là chất rắn, màu trắng. Nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng chất rắn thu được là bao nhiêu ?
Giải
({n_P} = {{6,2} over {31}} = 0,2(mol);{n_{{O_2}}} = {{8,96} over {22,4}} = 0,4(mol))
Phương trình hóa học của phảnứng :
(4P = 5{O_2} to 2{P_2}{O_5})
So sánh tỉ lệ: ({{0,2} over {0,4}} < {4 over 5} to ) lượngoxi dư, vậy phải tính khối lượng ({P_2}{O_5}) theo photpho
({n_{{P_2}{O_5}}} = {{0,2 times 2} over 4} = 0,1(mol))
Khối lượng({P_2}{O_5}) thực tế thuđược : 0,1 x 142 x 80% = 11,36(g)
Bài 24.19 Trang 34 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Đốt cháy một hỗn hợp gồm bột Fe và Mg, trong đó Mg có khối lượng 0,48 g cần dùng 672 ml O2 (ở đktc). Hãy tính khối lượng kim loại Fe.
Giải
({n_{Mg}} = {{0,48} over {24}} = 0,02(mol);{n_{{O_2}}} = {{672} over {22400}} = 0,03(mol))
Phương trình hóa học của phảnứng :
(2Mg + {O_2} to 2MgO)
2mol 1mol
0,02mol 0,01mol
({n_{{O_2}}}) còn lại tác dụng với Fe : 0,03 – 0,01 = 0,02(mol)
(3Fe,,,,, + ,,,,2{O_2} to ,,,F{e_3}{O_4})
3mol 2mol
0,03mol(leftarrow )0,02mol
({m_{Fe}} = 0,03 times 56 = 1,68(g))
Video liên quan